IoT sẽ nâng tầm hệ thống PLM như thế nào?

  • 2020-09-17 ---

  • Người tiêu dùng, các nhà phân tích, và các công ty phát triển sản phẩm đều đồng ý rằng: Mạng lưới kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) không chỉ gồm các sản phẩm tương lai sẽ thay đổi thế giới quan của chúng ta, mà thực tế đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Công nghệ IoT đang thay đổi phương thức của các công ty phát triển sản phẩm cũng như quản lý thông tin các sản phẩm hiện hành và cải tiến các sản phẩm trong tương lai.

    Dù chúng được gọi là những sản phẩm kết nối “thông minh”, những “vật” (things) trong kết nối vạn vật IoT không thể tự mình làm điều đó. Giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm, viết tắt là PLM, sẽ là công cụ phát triển, quản lý, triển khai và tái sử dụng các sản phẩm.

    Giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm

    Với sự ra đời của công nghệ mới như IoT, PLM lại càng thể hiện tầm quan trọng của mình. Vì để có thể bước vào mạng lưới IoT, các sản phẩm cần được trang bị các hệ thống phần mềm, các thiết bị điện và cơ khí. Các công ty sẽ vẫn phát triển sản phẩm (IoT hoặc không) theo quy trình của riêng mình, nhưng với sự hỗ trợ của hệ thống PLM: bằng cách chuẩn hóa hệ thống, kiểm soát sự thay đổi và tạo ra các quy trình công việc cho phép nhiều nhóm nhân viên kết hợp làm việc một cách dễ dàng và hiệu quả.

    Hệ thống PLM là nơi tập trung dữ liệu, cấu hình và các quy trình làm việc. Từ đó cho phép các nhóm và các cấp truy cập vào thông tin sản phẩm và kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm vốn rất phức tạp và chồng chéo, đồng thời luôn cập nhật những thay đổi mới nhất để đảm bảo sự tương tác giữa các bên. Hệ thống PLM quản lý dữ liệu sản phẩm một cách toàn vẹn và chính xác từ bước lên ý tưởng, thiết kế cho đến khi sản xuất - bao gồm tất cả các phần mềm, hệ thống điện và hệ thống cơ khí - để hỗ trợ khả năng phát triển sản phẩm kết nối thông minh, phức tạp ngày nay.

    Tuy nhiên, các thông tin về sản phẩm sau khi ra thị trường thì sao? Mặc dù PLM nghĩa là quản lý dữ liệu toàn bộ “vòng đời” sản phẩm, hầu hết các hệ thống PLM điển hình không quản lý nhiều các dữ liệu sản phẩm từ giai đoạn vận hành và sử dụng (nếu có): giai đoạn dài nhất và được đánh giá là đem lại nhiều thông tin giá trị nhất cho quá trình phát triển/cải tiến sản phẩm và dịch vụ.

    Thông tin về sản phẩm hoạt động trong thực tế, điều kiện hoạt động, hiệu suất và chất lượng sản phẩm thường không được chuyển đến các nhóm phát triển sản phẩm dẫn đến nhiều lỗ hổng và sai sót vẫn lặp lại trong quá trình phát triển sản phẩm tiếp theo.

    Nếu PLM có thể giải quyết vấn đề này- sử dụng công nghệ IoT để lấy dữ liệu thời gian thực trong quá trình hoạt động của sản phẩm vật lý- toàn bộ vòng đời sản phẩm sẽ được cải thiên. Ví dụ, nhóm kế hoạch và thiết kế sản phẩm có thể nâng cao giá trị sản phẩm bằng cách tận dụng những thông tin về nhóm các tính năng mà khách hàng thường sử dụng nhất trong thực tế để tạo sẵn các cấu hình thường sử dụng.

    Thêm vào đó, ngay khi các sản phẩm gặp vấn đề, các bộ cảm biến sensor sẽ nhanh chóng cập nhật, phân tích dữ liệu giúp các kỹ sư khắc phục nhanh hơn và phòng ngừa hiệu quả hơn. Hơn nữa, dữ liệu của tất cả các trường hợp lỗi sẽ được quản lý hiệu quả giúp các nhà phát triển hiểu rõ và tránh các khả năng dẫn đến các vấn đề về chất lượng. Như vậy, các nhóm dịch vụ có thể theo dõi các sản phẩm và chủ động ngăn ngừa các lỗi sản phẩm trước khi chúng xảy ra: cải thiện trải nghiệm người sử dụng mà vẫn đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ.

    Nếu IoT có thể giúp PLM phát huy hết tiềm năng, vai trò của PLM trong thế giới các sản phẩm kết nối thông minh mà nó tạo ra sẽ vô cùng quan trọng. Phần 2 trong chuỗi bài hai phần, “Tạo ra những điều mới trong mạng lưới kết nối Internet: Nhận ra tiềm năng của IoT”, sẽ giải thích điều đó.

    Bài viết liên quan:


    Nguồn: PTC

    Làm ơn ghi rõ "Nguồn Advantech, Jsc." hoặc "Theo www.advantech.vn" nếu bạn muốn phổ biến thông tin này


    - Làm ơn ghi rõ "Nguồn Advantech .,Jsc" hoặc "Theo www.advantech.vn" nếu bạn muốn phổ biến thông tin này